Trước khi nghỉ trưa, chỉ số đại diện sàn HoSE chịu áp lực từ bên bán và lùi về dưới tham chiếu. Sắc đỏ kéo dài sang buổi chiều khi nhiều cổ phiếu bluechip dần đổi màu. Nhưng nhờ thanh khoản thấp, chỉ số này giảm không quá sâu, chỉ quanh 1-3 điểm.
Trước khi bước vào phiên ATC, thị trường có dấu hiệu cải thiện. Trong những phút cuối phiên, sắc xanh trở lại. VN-Index đóng cửa ở trên 1.288 điểm, tăng hơn 2 điểm so với hôm qua. Chứng khoán khép lại một tuần với bốn phiên tích lũy liên tiếp.
" alt=""/>Chứng khoán 11/10: Cổ phiếu VHM giúp VN“Chiến dịch sạch bát sạch đĩa” được đưa ra sau khi ông Tập nhấn mạnh rằng, dịch bệnh Covid-19 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng lãng phí thực phẩm.
Chương trình này cũng được đưa ra sau tình trạng lũ lụt xảy ra hàng loạt trên khắp miền nam nước này, khiến các trang trại bị tàn phá và gây thiệt hại hàng tấn nông sản.
Theo đó, đài truyền hình quốc gia nước này cũng lên tiếng chỉ trích các “livestreamer” chuyên quay cảnh ăn một lượng lớn thức ăn.
Sau thông điệp của ông Tập, Hiệp hội ngành dịch vụ ăn uống Vũ Hán đã kêu gọi các nhà hàng trong thành phố giới hạn số món ăn phục vụ cho thực khách. Cụ thể là các nhóm thực khách phải đặt số lượng đĩa trên bàn ít hơn số lượng thực khách.
Vì thế, theo chương trình này, một nhóm khách 10 người chỉ có đặt 9 đĩa trên bàn ăn.
Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ phải mất thời gian để điều chỉnh thói quen này ở một quốc gia mà chủ nhà sẽ được đánh giá là lịch sự khi đặt số món nhiều hơn cần thiết.
Ở Trung Quốc, nếu để khách ăn hết sạch đĩa có nghĩa là chủ nhà không chu đáo vì không đặt đủ lượng thức ăn.
Ý tưởng này đối mặt với nhiều chỉ trích trên mạng xã hội, cho rằng nó quá cứng nhắc. “Điều gì xảy ra nếu một người đi nhà hàng một mình? Anh ta có thể gọi bao nhiêu đĩa?” - một người thắc mắc.
Những ý kiến khác cho rằng, hầu hết những người đi nhà hàng thường không lãng phí thức ăn, mà sự lãng phí thường chỉ thấy ở các bữa tiệc xa hoa của các quan chức.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc phát động chiến dịch chống lãng phí thực phẩm. Năm 2013, chiến dịch “sạch bát sạch đĩa” đã từng được phát động, tuy nhiên nó chỉ nhắm vào các bữa tiệc chiêu đãi xa hoa do các quan chức tổ chức, chứ không phải nhắm vào người dân.
Theo Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Trung Quốc, khoảng 17-18 triệu tấn thực phẩm đã bị lãng phí ở nước này vào năm 2015.
Việc Michael thông báo mình đã có con khiến bố mẹ anh không còn nhiều thời gian để quan tâm đến xu hướng tình dục của anh nữa.
" alt=""/>Trung Quốc phát động chiến dịch ăn ‘sạch bát sạch đĩa’, chống lãng phí thực phẩmCuộc gặp gỡ định mệnh
Vào những năm 1950, với gò má rộng, đôi mắt hẹp, đường kẻ mắt mèo, Alla Ilchun, người con lai mang dòng máu Nga - Kazakhstan đã trở thành biểu tượng cho ngoại hình châu Á. Cô là nàng thơ của Christian Dior, là bùa hộ mệnh của ông và là người mẫu hàng đầu của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng này.
Alla Ilchun từng là một phụ bếp. Bằng một sự may mắn thần kỳ nào đó, cô đã đến buổi casting của Christian Dior và trở thành người mẫu hàng đầu.
Nguồn gốc của cô từng là bí mật cho tới thời gian gần đây.
Ilchun và mẹ đến Pháp từ thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Họ có quốc tịch Trung Quốc nhưng mẹ của Alla là người Nga và xuất thân từ một gia đình quý tộc đã phá sản.
Cha cô là con trai của một người Kazakhstan. Điều này có nghĩa là Alla thực sự có dòng máu lai Nga - Kazakhstan. Ở châu Âu không ai biết về điều này, và thậm chí đến cô cũng không khám phá ra nguồn gốc của mình cho đến tận hai năm trước khi qua đời.
Thủ đô của Pháp không chào đón hai người nhập cư với vòng tay rộng mở và cuộc sống của họ trôi qua không hề dễ dàng. Mẹ của Alla phải hát trong một quán rượu trong khi Alla làm phụ bếp trong một nhà hàng.
![]() |
Alla Ilchun tìm đến với Dior trong một sự tình cờ. Cô kể về cuộc gặp gỡ định mệnh này như sau:
“Một trong những người bạn Pháp của tôi đã quyết định đến Dior để thử sức mình với tư cách là một người dự bị và cô ấy đã dẫn tôi đi cùng.
Khi đợi cô ấy ở sảnh, tôi thấy rèm cửa của các phòng thử đồ thỉnh thoảng được mở ra và những ánh mắt tò mò dò xét tôi từ đầu đến chân. Cuối cùng, tôi cảm thấy mệt mỏi với sự dòm ngó và chờ đợi này nên quyết định lên lầu để tìm bạn của mình.
Ngay lúc đó, một người phụ nữ tới thông báo với tôi rằng Christian Dior vô cùng háo hức được gặp tôi. Không còn cách nào khác, tôi đồng ý đi theo cô ấy. Họ đưa tôi vào phòng thử đồ, cởi bỏ váy.
Họ búi tóc tôi lên cao, tô son đỏ, mặc cho tôi một chiếc váy mới, mang cho tôi một đôi giày gót nhọn vô cùng khó chịu và dẫn tôi xuống cầu thang nơi có những người họa sĩ mặc áo khoác trắng đang làm việc. “Chà”, tôi nghĩ, “họ hóa trang cho tôi như một con khỉ và bây giờ đưa tôi vào phòng với các họa sĩ".
Sau một thời gian, họ đưa tôi đi và tôi không thấy Dior ở đó. Sau đó, một phụ nữ nói với tôi: "Thưa cô, cô đã được nhận!".
“Nhưng tôi đã vượt qua cuộc thi…,” tôi nói. "Và thậm chí còn không nhìn thấy Dior". Người phụ nữ cười: "Dior là một trong số các họa sĩ nhưng với một cái que trong tay!".
Nàng thơ của Christian Dior
![]() |
Alla đã chiếm được cảm tình của Christian Dior ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sự kết hợp giữa vòng eo cực kỳ thon gọn (18,5 inch), vóc dáng nữ tính và gương mặt châu Á đẹp kỳ lạ đã hấp dẫn nhà thiết kế.
Đây là lần đầu tiên Christian Dior thuê một cô gái châu Á. Lần đầu tiên trong lịch sử thời trang cao cấp, một phụ nữ có ngoại hình không phải phương Tây trở thành tâm điểm. Ngay cả Dior cũng thừa nhận rằng việc mời một người mẫu châu Á trình diễn trang phục châu Âu là rất mạo hiểm. Nhưng điều này đã dẫn đến sự thành công chưa từng có của ông.
Christian Dior gọi Alla là nàng thơ và là bùa hộ mệnh của mình. Cô ấy là hiện thân của một phong cách mới. Cô duyên dáng, nữ tính lạ thường với vòng eo thon - tất cả những gì mà một nhà thiết kế thời trang và xã hội cần. Sau khi Alla trưng diện một bộ váy, nó ngay lập tức trở nên nổi tiếng và nhanh chóng được bán hết.
Alla Ilchun không chỉ là nàng thơ của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng này mà cô còn là một chuẩn mực cho cái đẹp. Vào những năm 1950, nhiều người mẫu và tín đồ thời trang đã cố gắng bắt chước cô. Họ vẽ đôi cánh đen sáng trên mắt và thậm chí còn phẫu thuật thẩm mỹ để giống cô hơn.
Alla Ilchun đã làm việc tại Dior trong 20 năm. Cô kết hôn hai lần: lần thứ nhất với Mike de Dulmen, nhiếp ảnh gia của hãng thời trang Dior, và lần thứ hai với Igor Mukhin, một nhiếp ảnh gia người Nga.
Câu chuyện cuộc đời của Alla Ilchun đã được Berlin Irishev, một nhà kinh tế và ngoại giao người Kazakhstan viết lại. Năm 2019, Berlin Irishev đã xuất bản cuốn Nàng thơ Dior: Câu chuyện về Alla Ilchun. Đầu năm 2020, bộ phim Alla, Viên ngọc phương Đông của Dior đã được công chiếu.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ở tuổi này rồi mà vẫn nhiều người muốn xem ảnh của mình đến như vậy” - cụ bà Hsu Hsiu-e, 84 tuổi chia sẻ.
" alt=""/>Hành trình từ phụ bếp tới nàng thơ của Christian Dior